Hiện nay chăm sóc da không còn là thói quen của riêng phụ nữ mà đã trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người, bất kể giới tính hay độ tuổi. Trong đó, việc chủ động chống lại tác hại từ tia UV được xem là bước quan trọng hàng đầu.
Tia UV không chỉ gây sạm nám, cháy nắng mà còn là nguyên nhân dẫn đến lão hóa sớm và tăng nguy cơ ung thư da. Chính vì vậy nhiều người đã bắt đầu ý thức hơn trong việc bảo vệ làn da bằng kem chống nắng và quần áo chống nắng. Tuy nhiên, chỉ sử dụng kem chống nắng liệu đã đủ?
Dr.Ehrlichs Ringelblumen Balsam – kem dưỡng da cúc vạn thọ 30ml
Tinh dầu dưỡng tóc Dr.Ehrlichs Haarwasser Haarpflege 100ml
Dr.Ehrlichs Beinbalsam mit Rosskastanie – Kem dưỡng chân hạt dẻ ngựa 100ml
1. Định nghĩa và đặc điểm của tia UV
Tia UV là viết tắt của Ultraviolet rays, hay còn gọi là tia cực tím hoặc tia tử ngoại. Đây là một dạng bức xạ điện từ có trong ánh sáng mặt trời, không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến làn da, mắt và sức khỏe tổng thể.
Tia UV có bước sóng ngắn và năng lượng cao, nên khả năng xuyên qua các lớp bảo vệ tự nhiên như khí quyển rất mạnh. Khi tiếp xúc trực tiếp với làn da, tia UV có thể gây tổn thương từ lớp ngoài cùng đến tận lớp trung bì, thậm chí ảnh hưởng tới DNA trong tế bào da.
Tại Việt Nam, do nằm gần đường xích đạo, cường độ ánh nắng mặt trời cao quanh năm khiến chỉ số UV thường xuyên ở mức cao. Điều này làm cho người dân dễ tiếp xúc với tia UV hơn, đặc biệt là vào thời gian cao điểm từ 10h sáng đến 3h chiều.
Tia UV được chia thành 3 loại chính: UVA, UVB và UVC. Mỗi loại có bước sóng, mức độ thâm nhập và tác hại khác nhau đối với làn da và cơ thể.
2. Các loại tia UV và mức độ nguy hiểm
Tia UVA có bước sóng dài nhất, từ 315 đến 400 nm, chiếm tới 95% lượng tia UV tiếp xúc với Trái Đất. Tia này thâm nhập sâu vào da, làm hư hại collagen và elastin, dẫn đến tình trạng lão hóa da sớm, da nhăn nheo, chảy xệ và xuất hiện đốm nâu. UVA hoạt động âm thầm và khó nhận biết ngay lập tức, nên nhiều người thường xem nhẹ tác hại của nó.
Tia UVB có bước sóng trung bình, từ 280 đến 315 nm, chiếm khoảng 5% lượng tia UV mặt trời. Tia này chủ yếu tác động lên lớp biểu bì của da, gây ra hiện tượng đỏ rát, bỏng nắng, thậm chí phồng rộp nếu tiếp xúc quá lâu. UVB cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương tế bào da và nguy cơ ung thư da.
Tia UVC có bước sóng ngắn nhất và năng lượng mạnh nhất, dao động từ 100 đến 280 nm. Trong tự nhiên, tia UVC gần như không đến được mặt đất vì đã bị tầng ozone hấp thụ hoàn toàn. Tuy nhiên trong môi trường nhân tạo như đèn diệt khuẩn, tia UVC có thể gây bỏng da, tổn thương mắt và đột biến tế bào nếu tiếp xúc không an toàn.
3. Những tác động tích cực của tia UV
-
Tia UV giúp kích hoạt vitamin D, điều trị một số bệnh liên quan đến da, định hướng tầm nhìn cho một số loài động vật,…
-
Ngoài ra, vì tia UV có tính khử khuẩn rất mạnh, do đó, nó còn được ứng dụng trong việc khử khuẩn nước và không khí.
-
Bên cạnh đó, nó còn có công dụng thúc đẩy các quá trình hoạt động chính của cơ thể.
-
Tác dụng trong chiếu xạ trực tiếp: các đèn diệt khuẩn sẽ được treo lên ở một độ cao nhất định sao cho tia UV chiếu rọi trực tiếp ở nơi làm việc.
-
Trong việc chiếu xạ gián tiếp: tia UV được đặt hướng lên trần nhà, nhằm phá hủy các loại vi khuẩn ở phía trên. Do ảnh hưởng của các dòng đối lưu, lớp không khí bên trên đã được khử khuẩn sẽ bị thay thế bằng lớp không khí bên dưới chưa diệt khuẩn. Sau quá trình thực hiện, toàn bộ không khí sẽ được khử khuẩn.
4. Vậy tác hại của tia UV là gì?
Bên cạnh một số lợi ích kể trên, tia UV lại gây ra khá nhiều tác hại đến con người. Cụ thể:
Đầu tiên là ảnh hưởng đến làn da con người
Trường hợp tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời thì có thể gây ra hiện tượng ung thư da. Qua một số nghiên cứu, có thể thấy rằng 90% nguyên nhân của ung thư da là do tác hại của tia UV gây nên.
Một số hiện tượng ung thư da mà con người có thể gặp phải như: xuất hiện các vết đốm màu đỏ hoặc tím trên da, có mụn cứng ở mí mắt, một số nốt ruồi xuất hiện bất thường trên da,…
Ngoài ra, tia UV còn làm tăng nguy cơ lão hóa da, có khả năng phá hủy collagen ở lớp trên cùng của da. Vì thế, có thể coi đây chính là kẻ thù nguy hiểm số một đối với vẻ đẹp làn da của chúng ta, nhất là các chị em.
Thứ hai, gây cháy nắng da
Bỏng da, cháy nắng là một trong những tác hại của tia UV trên da
Cháy nắng xảy ra khi tia UVB tấn công trực tiếp vào lớp biểu bì da, gây tổn thương các tế bào da. Biểu hiện rõ rệt nhất là vùng da tiếp xúc nắng chuyển sang màu đỏ, rát và đôi khi phồng rộp, kèm theo cảm giác đau nhức.
Phản ứng đỏ da là do cơ thể tăng lưu lượng máu đến khu vực bị tổn thương để thúc đẩy quá trình phục hồi. Tuy nhiên, nếu cháy nắng lặp đi lặp lại nhiều lần, làn da sẽ yếu dần, tăng nguy cơ lão hóa sớm và thậm chí ung thư da.
Ngay cả khi trời râm mát, tia UV vẫn có thể xuyên qua mây, gây cháy nắng mà nhiều người không nhận ra.
Ba là, gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch
Ít người biết rằng tia UV không chỉ gây hại cho da mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi tiếp xúc quá mức với tia UV (đặc biệt là tia UVB) thì khả năng tự bảo vệ và sửa chữa tổn thương của da bị suy giảm.
Tia UV có thể làm thay đổi chức năng và hoạt động của các tế bào miễn dịch trong da, làm giảm hiệu quả trong việc nhận diện và tiêu diệt các tế bào bất thường hoặc xâm nhập từ môi trường bên ngoài.
Hệ quả là cơ thể dễ bị nhiễm trùng, phản ứng viêm da kéo dài và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến suy giảm miễn dịch. Ở những người có hệ miễn dịch yếu sẵn như trẻ nhỏ, người già hoặc bệnh nhân ung thư, tác động này càng rõ rệt hơn.
Bốn là, ảnh hưởng và tổn thương đến đôi mắt
Khi ra ngoài cần che chắn cơ thể khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời
Tia UV có thể gây ra hiện tượng “bỏng mắt” (photokeratitis) – một dạng viêm giác mạc do ánh sáng. Triệu chứng thường bao gồm đỏ mắt, đau rát, nhạy cảm với ánh sáng và cảm giác như có vật thể lạ trong mắt. Đây là tình trạng cấp tính nhưng nếu xảy ra lặp lại nhiều lần sẽ để lại hậu quả lâu dài.
Về lâu dài, việc phơi nắng thường xuyên mà không có biện pháp bảo vệ có thể làm tăng nguy cơ phát triển nhiều bệnh lý nghiêm trọng về mắt. Tia UV góp phần thúc đẩy sự hình thành đục thủy tinh thể, làm mờ tầm nhìn và nếu không được điều trị, có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Ngoài ra, tia UV còn có thể gây thoái hóa điểm vàng, tổn thương võng mạc và tăng nguy cơ cườm mắt (glôcôm). Những tổn thương này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng thị lực mà còn khiến mắt yếu dần theo thời gian.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tia UV còn có thể làm suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh thị giác, gây ra tình trạng lòa mắt, mờ mắt và thậm chí là mù lòa.
4. Một số biện pháp ngăn chặn tác hại của tia UV
-
Cách lựa chọn trang phục: nếu đi ra ngoài vào trời nắng, bạn nên mặc những đồ màu tối và dày hoặc mặc một số trang phục chống tia UV chuyên nghiệp, trong đó chứa nhiều hợp chất có công dụng chống nắng.
-
Sử dụng kem chống nắng: dùng những loại kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên để có thể ngăn chặn 2 loại tia UVA và UVB.
-
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: tránh ăn các đồ chua, thức ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường bổ sung rau và các loại trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày.
-
Sử dụng mắt kính: để chống lại tác hại của tia UV thì khi đi ra ngoài nắng, bạn nên sử dụng các loại kính mắt.
Tia UV là loại tia mà chúng ta vẫn gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh những tác động tích cực mà chúng mang lại thì vẫn còn những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ. Do đó, khi đã hiểu được những tác hại của tia UV thì mỗi người cần có những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cũng như bảo vệ làn da cho chính bản thân.
Fanpage: Himanatur