Ngày nay việc sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da là một bước không thể thiếu trong chu trình dưỡng da hàng ngày. Tuy nhiên, trong thị trường mỹ phẩm hiện nay không phải sản phẩm nào cũng thực sự tốt cho da, đặc biệt là những dòng mỹ phẩm giá rẻ với các thành phần hóa học tiềm ẩn có thể gây hại nghiêm trọngo đến các vấn đề da nghiêm trọng như mụn, viêm da, thậm chí là tổn thương cấu trúc da lâu dài. Nếu không tìm hiểu kỹ, bạn rất dễ phải trả giá đắt cho sự lựa chọn sai lầm này. Hãy cùng điểm danh 9 thành phần cần tránh trong mỹ phẩm để bảo vệ làn da và duy trì vẻ đẹp bền vững.
1. Parabens (Paraben)
Parabens là một nhóm các chất hóa học được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm như một chất bảo quản. Chúng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, giúp sản phẩm được bảo quản lâu hơn.
Mặc dù có tác dụng bảo quản tốt, parabens lại gây ra nhiều lo ngại về tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt da nhạy cảm có thể bị mẩn ngứa, đỏ da khi sử dụng parabens. Một số nghiên cứu cho thấy rằng parabens có thể xâm nhập vào cơ thể và bắt chước hormone estrogen, điều này làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định, đặc biệt là ung thư vú. Thêm vào đó, khi kết hợp với tia UVB trong ánh nắng mặt trời, methylparaben có thể gây tổn thương DNA và làm tăng tốc độ lão hóa da.
Các loại parabens thường thấy trong mỹ phẩm có thể kể đến như:
- Methylparaben: loại paraben phổ biến nhất, thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc.
- Ethylparaben: thường được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm trang điểm.
- Propylparaben: thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
- Butylparaben: ít phổ biến hơn các loại trên, nhưng vẫn được tìm thấy trong một số sản phẩm.
Để tránh các sản phẩm chứa parabens, bạn nên
- Đọc kỹ nhãn thành phần, tìm kiếm các tên như methylparaben, ethylparaben, propylparaben và butylparaben trong danh sách thành phần.
- Chọn sản phẩm có nhãn “không chứa paraben” hoặc “natural” (tự nhiên), những sản phẩm này thường không chứa parabens và các chất hóa học độc hại khác.
- Ưu tiên các sản phẩm hữu cơ bởi sản phẩm hữu cơ thường được sản xuất từ các thành phần tự nhiên và không chứa parabens.
Lựa chọn những sản phẩm có nhãn Paraben Free sẽ giúp hạn chế những tác hại đến da
2. Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES)
Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES) là hai chất hoạt động bề mặt (surfactant) phổ biến được sử dụng trong nhiều sản phẩm làm sạch như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt. Chúng có khả năng tạo bọt mạnh, giúp làm sạch hiệu quả các chất bẩn, dầu nhờn trên da và tóc. Mặc dù chúng giúp tạo bọt và làm sạch da hiệu quả, nhưng chúng lại có thể tẩy đi lớp dầu tự nhiên của da, gây khô da và làm mất đi sự cân bằng độ ẩm tự nhiên của da. Điều này sẽ khiến da bạn dễ bị kích ứng, nổi mụn và làm tăng nguy cơ viêm da. Bên cạnh đó một số nghiên cứu cho thấy SLS có thể xâm nhập vào da và gây kích ứng mắt, tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn còn nhiều tranh cãi.
Để bảo vệ làn da khỏi SLS, SLES hãy luôn ưu tiên sử dụng các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là những sản phẩm hữu cơ được chứng nhận không chứa các chất hóa học độc hại. Nếu phải sử dụng mỹ phẩm hóa học hãy chọn những sản phẩm dịu nhẹ và không chứa SLS hoặc SLES, đặc biệt là nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc da khô.
3. Fragrances (Hương liệu)
Hương liệu là một hỗn hợp phức tạp của nhiều chất hóa học khác nhau được sử dụng để tạo ra mùi thơm cho các sản phẩm như nước hoa, xà phòng, dầu gội, kem dưỡng da,… Mặc dù mang lại cảm giác dễ chịu nhưng hương liệu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho làn da, đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm.
Hương liệu thường bao gồm hàng trăm hợp chất hóa học khác nhau, trong đó có nhiều chất có thể gây kích ứng da. Các thành phần này có thể được chiết xuất từ thực vật, động vật hoặc tổng hợp trong phòng thí nghiệm.
Mặc dù mang lại mùi thơm dễ chịu cho các sản phẩm mỹ phẩm nhưng hương liệu lại tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đối với làn da. Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất là kích ứng da với các biểu hiện như đỏ, ngứa, nổi mẩn, khô da, bong tróc, và viêm da tiếp xúc. Hương liệu còn có thể gây sưng tấy hoặc dị ứng ở một số người khiến tình trạng da trở nên khó chịu hơn. Ngoài ra, một số loại hương liệu có thể làm thay đổi sắc tố da, dẫn đến tình trạng nám và tàn nhang. Hương liệu cũng ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt với những người có bệnh lý về đường hô hấp như hen suyễn, khiến họ dễ gặp khó thở hoặc kích ứng.
Để tránh các tác động tiêu cực từ hương liệu, bạn nên lựa chọn sản phẩm có ghi chú “không hương liệu”, “không mùi” hoặc “hypoallergenic”, vì những sản phẩm này thường không chứa các thành phần gây kích ứng. Bạn cũng nên ưu tiên các sản phẩm tự nhiên vì chúng thường không sử dụng hương liệu nhân tạo, mang lại sự an toàn cho làn da. Ngoài ra, sản phẩm dành cho da nhạy cảm cũng là một lựa chọn thông minh vì những sản phẩm này được thiết kế để không chứa hương liệu và các chất kích ứng khác, giúp bảo vệ da hiệu quả.
4. Alcohol (Cồn)
Cồn là một thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm như toner, nước hoa hồng và gel rửa mặt. Một trong những tác động đầu tiên của cồn là làm khô da, vì cồn có khả năng hút ẩm mạnh, lấy đi dầu tự nhiên và độ ẩm của da khiến da trở nên khô căng và dễ bong tróc. Bên cạnh đó, cồn còn có thể gây kích ứng da, với các biểu hiện như đỏ, ngứa và nổi mẩn, đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm. Hơn nữa, cồn có thể làm suy yếu lớp màng lipid tự nhiên của da, lớp màng này đóng vai trò bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Khi lớp màng bảo vệ này bị tổn thương, da sẽ trở nên dễ bị kích ứng và mất nước. Đặc biệt, khi da bị khô do cồn, tuyến bã nhờn sẽ phản ứng bằng cách sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp cho sự thiếu hụt này, dẫn đến tình trạng da nhờn và dễ bị mụn.
Cần phân biệt rõ hai loại cồn thường gặp trong mỹ phẩm: cồn khô (drying alcohol) và cồn béo (fatty alcohol). Cồn khô, như ethanol và isopropyl alcohol, là những loại cồn gây khô da, kích ứng và làm tổn thương hàng rào bảo vệ da. Ngược lại, cồn béo như cetyl alcohol và stearyl alcohol có cấu trúc phân tử lớn hơn, không gây khô da và thường được sử dụng như một chất làm mềm, dưỡng ẩm cho da. Việc lựa chọn sản phẩm chứa cồn béo thay vì cồn khô sẽ giúp bảo vệ và dưỡng da tốt hơn, đặc biệt là đối với những làn da khô và nhạy cảm.
Da khô và nhạy cảm là đối tượng dễ bị tổn thương khi sử dụng các sản phẩm chứa cồn khô vì nó có thể làm da mất nước và gây kích ứng. Ngoài ra, sau khi tẩy da chết, da sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng, do đó cần tránh sử dụng các sản phẩm chứa cồn để không làm tình trạng da thêm trầm trọng.
Để lựa chọn sản phẩm phù hợp, bạn nên đọc kỹ nhãn thành phần và tìm kiếm những sản phẩm có nhãn “không chứa cồn” hoặc “không chứa cồn khô”. Ưu tiên các sản phẩm tự nhiên, vì chúng thường không chứa cồn và các hóa chất gây hại cho da. Nếu bạn không chắc chắn về loại da của mình và sản phẩm nào là phù hợp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia chăm sóc da để được tư vấn kỹ càng.
Nắm rõ những loại cồn tốt và cồn xấu trong mỹ phẩm để lựa chọn sản phẩm phù hợp
5. Triclosan
Triclosan là một hợp chất hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm tiêu dùng như xà phòng, sữa tắm, kem đánh răng, và một số sản phẩm mỹ phẩm khác với tác dụng kháng khuẩn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Triclosan đã trở thành tâm điểm của nhiều cuộc tranh cãi về tác động của nó đối với sức khỏe con người, đặc biệt là làn da.
Những tác động mà Triclosan có thể sẽ làm ảnh hưởng đến da:
- Kháng kháng sinh: ciệc sử dụng Triclosan thường xuyên có thể làm cho vi khuẩn kháng lại các loại thuốc kháng sinh khác. Điều này dẫn đến tình trạng khó điều trị các bệnh nhiễm trùng.
- Gây kích ứng da: triclosan có thể gây kích ứng da, đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: đỏ, ngứa, nổi mẩn.
- Rối loạn nội tiết: một số nghiên cứu cho thấy Triclosan có thể gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hoạt động của hormone trong cơ thể.
- Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: triclosan có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Tiềm ẩn nguy cơ ung thư: một số nghiên cứu trên động vật cho thấy Triclosan có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định điều này ở người.
6. Polyethylene Glycol (PEG)
Polyethylene Glycol (PEG) là một hợp chất hóa học tổng hợp, thường được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm, sữa rửa mặt, kem chống nắng… với vai trò là chất làm mềm da, chất nhũ hóa và chất tạo độ nhớt.
Polyethylene Glycol (PEG) hoạt động trên da bằng cách giữ ẩm, giúp da mềm mại và mịn màng nhờ khả năng tạo một lớp màng bảo vệ trên bề mặt da. Bên cạnh đó, PEG còn tăng cường khả năng thẩm thấu của các thành phần khác trong sản phẩm, giúp chúng dễ dàng xâm nhập vào da để phát huy hiệu quả. PEG cũng là một chất nhũ hóa quan trọng, giúp trộn lẫn các thành phần không hòa tan trong nước, như dầu, với nước, tạo ra một hỗn hợp đồng nhất, dễ dàng sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng PEG cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ đối với da. Một số người có thể bị mẩn đỏ, ngứa ngáy khi sử dụng sản phẩm chứa PEG. Và tuy rằng có tác dụng dưỡng ẩm nhưng nếu sử dụng quá nhiều hoặc không kết hợp với các chất dưỡng ẩm khác, PEG cũng có thể gây khô da. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất PEG có thể tạo ra các chất độc hại như ethylene oxide và 1,4-dioxane, thông thường các nhà sản xuất thường loại bỏ chúng nhưng vẫn có thể còn sót lại một lượng nhỏ trong sản phẩm. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy PEG có thể gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hoạt động của hormone trong cơ thể.
Nếu bạn có làn da nhạy cảm hãy tránh những sản phẩm có PEG và tìm kiếm các sản phẩm có kết cấu tự nhiên hơn như dầu thực vật hoặc chiết xuất thảo dược.
7. Lead (Chì)
Chì là một kim loại nặng độc hại, từng được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm, bao gồm cả mỹ phẩm bởi chì có khả năng tạo ra các sắc tố màu, đặc biệt là màu trắng, nên thường được sử dụng trong son môi, phấn má hồng để tạo màu sắc tươi tắn, ngoài ra chì giúp tăng độ bám dính và độ bền của sản phẩm trên da.
Việc tiếp xúc với chì trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho da và sức khỏe nói chung như
- Kích ứng da: chì có thể gây kích ứng da, dẫn đến tình trạng đỏ, ngứa, nổi mẩn.
- Lão hóa da sớm: chì làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin của da, khiến da trở nên chùng nhão, xuất hiện nếp nhăn và vết chân chim sớm.
- Thay đổi sắc tố da: chì có thể gây ra các vấn đề về sắc tố da như nám, tàn nhang, làm da không đều màu.
- Mụn: chì có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn.
- Ung thư da: các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với chì trong thời gian dài và nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
Để phòng tránh tác hại của chì trong mỹ phẩm, bạn nên
- Lựa chọn các sản phẩm từ những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và được sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế.
- Đọc kỹ nhãn mác và thành phần của sản phẩm trước khi mua là một bước quan trọng giúp bạn nhận diện các chất có thể gây hại cho da, đặc biệt là chì.
- Hạn chế mua mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, vì những sản phẩm này thường không đảm bảo chất lượng và có thể chứa các thành phần độc hại.
- Luôn kiểm tra hạn sử dụng của mỹ phẩm trước khi dùng, vì sản phẩm quá hạn có thể gây hại cho làn da của bạn. Nếu nghi ngờ rằng bạn đang sử dụng mỹ phẩm chứa chì, tốt nhất là ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được tư vấn và xử lý kịp thời.

8. Butylated HydroxyToluene (BHT)
Butylated Hydroxytoluene (BHT) là gì và tác động đến da như thế nào?
BHT là gì?
Butylated Hydroxytoluene (BHT) là một chất chống oxy hóa tổng hợp thường được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm nhờ vào khả năng chống oxy hóa hiệu quả, BHT giúp ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do, vốn có thể gây hại cho da và dẫn đến quá trình lão hóa sớm. Thêm vào đó, BHT còn có giúp bảo quản các thành phần nhạy cảm với ánh sáng và không khí như retinol và vitamin E, duy trì tính hiệu quả của các thành phần này trong suốt thời gian sử dụng. Ngoài ra, BHT cũng giúp ổn định các thành phần dầu và chất béo trong mỹ phẩm, ngăn ngừa chúng bị ôi thiu, từ đó kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Theo các nghiên cứu, khi sử dụng với nồng độ phù hợp, BHT được coi là an toàn và không gây kích ứng cho da. Nó không làm tắc nghẽn lỗ chân lông do đó không gây mụn. Tuy nhiên, mặc dù trường hợp kích ứng da khi sử dụng BHT là hiếm, nhưng một số người có thể gặp phải phản ứng như đỏ hoặc ngứa nếu da nhạy cảm. Cũng có một số tranh cãi xoay quanh tính an toàn của BHT, vì các nghiên cứu trên động vật cho thấy nó có thể gây ra tác dụng phụ như rối loạn nội tiết. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về tác động này ở con người.
Khi sử dụng mỹ phẩm chứa BHT, việc đọc kỹ nhãn thành phần là điều rất quan trọng, đặc biệt đối với những ai có làn da nhạy cảm. Hãy lựa chọn mỹ phẩm không chứa BHT và ưu tiên sản phẩm có các chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin C, vitamin E.
9. Silicones
Silicones có khả năng tạo thành một lớp màng bảo vệ trên da, giúp bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như bụi bẩn và ô nhiễm. Ngoài ra, chúng còn giúp làm dịu và làm mềm da, đặc biệt hữu ích cho những người có làn da khô hoặc nhạy cảm. Một ưu điểm nổi bật khác của silicones là khả năng cải thiện kết cấu sản phẩm mỹ phẩm, giúp sản phẩm dễ tán đều trên da và tạo cảm giác khô thoáng. Silicones còn giúp tăng cường hiệu quả thẩm thấu của các thành phần dưỡng ẩm khác vào sâu bên trong da.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì silicones có một số nhược điểm cần lưu ý. Một số người có thể cảm thấy da bị bí khi sử dụng sản phẩm chứa silicones, đặc biệt là đối với da dầu. Hơn nữa, silicones là chất tổng hợp, không phải là thành phần tự nhiên và rất khó phân hủy trong môi trường, điều này có thể ảnh hưởng đến thiên nhiên.
Một số loại silicones thường được sử dụng trong mỹ phẩm bao gồm Dimethicone, Cyclomethicone và Phenyl trimethicone.
- Dimethicone là loại silicone được sử dụng nhiều nhất nhờ khả năng làm mềm da và tạo lớp màng bảo vệ.
- Cyclomethicone có khả năng bay hơi nhanh chóng, mang lại cảm giác khô thoáng khi sử dụng.
- Phenyl trimethicone giúp làm mờ các vết nhăn và lỗ chân lông, mang lại làn da mịn màng.
Nếu bạn có làn da dầu hoặc dễ bị mụn, nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa silicones, vì chúng có thể gây bí tắc lỗ chân lông và làm tình trạng da tồi tệ hơn. Ngoài ra, nếu bạn ưa chuộng các sản phẩm chăm sóc da hoàn toàn tự nhiên, hãy tìm kiếm những sản phẩm không chứa silicones.
Việc hiểu rõ thành phần của mỹ phẩm trước khi sử dụng là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe làn da. Mặc dù mỹ phẩm giá rẻ có thể dễ dàng tìm thấy và mang lại cảm giác tức thì, nhưng chúng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho làn da của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn đọc kỹ nhãn sản phẩm và tránh xa những thành phần gây hại như parabens, cồn, hương liệu hay silicone. Chỉ khi đó, bạn mới có thể bảo vệ làn da khỏi những tổn thương không đáng có và duy trì một làn da khỏe mạnh lâu dài.