Có thể bạn đã biết thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn. Thế nhưng nếu không phải bạn sắp đến kỳ mỗi tháng, bản thân bạn cũng qua tuổi dậy thì đã lâu mà mụn vẫn không ngừng xuất hiện thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề mụn mọc vì stress và căng thẳng quá mức
1. Mối liên hệ giữa stress và mụn
Khi bước qua ngưỡng tuổi dậy thì, mụn trứng cá sinh ra không phải vì hormone nữa mà có thể chính vì stress áp lực cuộc sống
Stress và cơ chế hormon
Khi chúng ta gặp phải stress, cơ thể sẽ sản xuất một lượng lớn hormone cortisol – một loại hormone chịu trách nhiệm chính trong phản ứng của cơ thể với tình huống căng thẳng. Cortisol có thể gây ra sự thay đổi trong cơ thể dẫn đến việc kích thích tuyến bã nhờn (sebaceous glands) sản xuất nhiều dầu hơn, và khi trên da có quá nhiều dầu cộng với tế bào chết và bụi bẩn sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm, từ đó hình thành mụn. Bên cạnh đó, cortisol cũng làm tăng mức độ viêm trong cơ thể – một yếu tố quan trọng khác góp phần vào việc kích thích sự hình thành mụn.
Ngoài cortisol, stress còn có thể tác động đến các hormone khác chẳng hạn như androgen, đây là hormone mà cả nam và nữ đều có, nhưng nó ảnh hưởng nhiều hơn đến nam giới. Androgen làm tăng sự hoạt động của tuyến bã nhờn, tức là các tuyến tiết dầu trên da. Khi các tuyến này sản xuất quá nhiều dầu da sẽ dễ bị tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó tạo điều kiện cho mụn phát triển.
Điều này đặc biệt dễ xảy ra đối với những người bị mụn nội tiết tố (hay mụn do hormone) vì androgen có thể gây ra sự thay đổi hormone trong cơ thể, làm tăng khả năng bị mụn.
Nói đơn giản, stress làm tăng lượng androgen, và androgen lại kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, gây ra mụn.
Stress và hệ miễn dịch
Khi bạn bị stress, không chỉ các hormone trong cơ thể bị ảnh hưởng mà stress còn làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn. Hệ miễn dịch là “hàng rào bảo vệ” của cơ thể giúp bạn chống lại các vi khuẩn, virus và các yếu tố có hại khác. Khi bị căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ các tế bào miễn dịch để bảo vệ và chữa lành các tổn thương trên da. Điều này có nghĩa là khi bạn bị mụn hoặc có các vết thương nhỏ trên da, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc chữa lành chúng. Nếu hệ miễn dịch suy yếu, các vết mụn sẽ khó lành nhanh chóng và có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dễ bị viêm nhiễm hoặc để lại vết thâm lâu dài.
2. Stress cũng có thể tác động đến lối sống và thói quen chăm sóc da
Thói quen chăm sóc da kém
Khi bạn gặp stress, thường có xu hướng không quan tâm đến việc chăm sóc da vì không có thời gian hoặc tâm trạng để làm việc này. Bạn có thể bỏ qua các bước chăm sóc da như làm sạch da đúng cách, không dùng sản phẩm phù hợp với loại da của mình, hoặc không dưỡng ẩm đủ. Những điều này khiến cho da dễ bị bẩn, thiếu nước và tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Một thói quen xấu khác khi bị stress là nhiều người hay chạm tay lên mặt mà không để ý. Việc này vô tình chuyển vi khuẩn từ tay lên da mặt, làm tăng nguy cơ gây mụn và khiến da dễ bị viêm nhiễm
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Khi đối mặt với stress, nhiều người dễ bị cuốn vào việc ăn uống không lành mạnh như ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường và dầu mỡ. Những thực phẩm này không tốt cho da vì có thể làm tăng viêm trong cơ thể khiến mụn trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, khi bị stress, chúng ta cũng thường mất ngủ, và thiếu ngủ lâu dài sẽ làm cơ thể suy yếu, không đủ sức để phục hồi, bao gồm cả làn da.
3. Các phương pháp giảm stress hiệu quả giúp cải thiện da mụn
Điều trị mụn không chỉ là việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da từ bên ngoài mà còn liên quan đến việc chăm sóc bản thân từ bên trong, nhất là trong việc giảm căng thẳng. Dưới đây là một số phương pháp giảm stress hiệu quả giúp cải thiện tình trạng da mụn:
Yoga và thiền
Yoga là một trong những phương pháp giảm stress phổ biến và hiệu quả nhất. Các động tác trong yoga giúp cơ thể thư giãn, làm dịu hệ thần kinh và giảm mức cortisol trong cơ thể. Thực hành yoga thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát được cảm giác căng thẳng và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, từ đó giảm thiểu tác động của stress lên da.
Thiền là một phương pháp tuyệt vời để giúp tâm trí thư giãn và giảm stress. Thực hành thiền giúp giảm sự lo âu, giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, từ đó giảm mức độ căng thẳng. Khi tâm trí không còn bị chi phối bởi lo âu và căng thẳng, cơ thể sẽ dễ dàng phục hồi, các hormone gây mụn sẽ được kiểm soát tốt hơn.
Thực hiện thiền và yoga hàng ngày không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp da bạn có thời gian để phục hồi.
Tập thể dục thể thao đều đặn
Tập luyện thể dục là một cách giảm stress tự nhiên và rất hiệu quả. Các hoạt động thể chất như chạy bộ, bơi lội, đạp xe hay đi bộ không chỉ giúp giải phóng endorphins, hormone vui vẻ, mà còn giúp giảm mức cortisol trong cơ thể. Tập thể dục đều đặn giúp làm tăng lưu thông máu, cung cấp oxy và dinh dưỡng cho da, từ đó giúp da khỏe mạnh và cải thiện tình trạng mụn.
Thay đổi lối sống và loại bỏ thói quen xấu
Để giảm stress và mụn, một lối sống lành mạnh là rất quan trọng. Khi bạn sống lành mạnh, cơ thể sẽ dễ dàng đối phó với căng thẳng và tình trạng mụn sẽ được cải thiện. Đảm bảo luôn ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm để cơ thể và da phục hồi, giảm căng thẳng. Khi bạn thiếu ngủ, cơ thể sản sinh nhiều hormone gây stress, điều này làm tăng nguy cơ mụn. Ngoài ra việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất quan trọng, ăn nhiều trái cây, rau củ và thực phẩm chứa chất chống oxy hóa (như quả mọng, các loại hạt) sẽ giúp cơ thể giảm viêm và cung cấp dưỡng chất cho da. Ngoài ra, omega-3 (có trong cá, hạt chia, hạt lanh) có tác dụng làm dịu viêm và hỗ trợ da khỏe mạnh. Đồng thời, hạn chế caffeine, rượu bia, và đồ ăn nhiều đường vì chúng có thể làm tình trạng mụn thêm trầm trọng, khiến cơ thể và da càng căng thẳng hơn.
Một yếu tố không thể thiếu được đó là chăm sóc da đúng cách. Để làn da thông thoáng, khỏe mạnh thì việc tẩy trang và làm sạch da mỗi ngày là điều bắt buộc để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa. Double cleasing hay triple cleansing nếu cần sẽ giúp lỗ chân lông sạch hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trong một ngày dài mệt mỏi, thông thoáng bề mặt da và giảm nguy cơ mụn. Đồng thời, hãy chọn những sản phẩm dưỡng da phù hợp với loại da và tình trạng da của bạn. Ví dụ, những sản phẩm chứa niacinamide, tea tree oil hoặc BHA có tác dụng giảm viêm và làm sạch sâu, giúp điều trị mụn hiệu quả.
Kem trị mụn tràm trà Dr. Ehrlichs Tea Tree Oil Acne Ointment
Kỹ thuật thở và thư giãn
Kỹ thuật thở sâu là một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng nhanh chóng. Hít thở sâu và chậm giúp giảm nhịp tim và thư giãn hệ thần kinh, từ đó giảm mức độ cortisol trong cơ thể. Bạn có thể thử các bài tập thở như thở bụng (diaphragmatic breathing) hoặc thở theo nhịp 4-7-8 để giúp toàn bộ cơ thể và tâm trí được thư giãn tối đa
Chia sẻ stress với người thân và bạn bè
Một yếu tố quan trọng khác trong việc giảm stress là có một hệ thống hỗ trợ xã hội vững mạnh. Nói chuyện với người thân hoặc bạn bè về những điều khiến bạn lo lắng có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Sự chia sẻ cảm xúc và tìm kiếm sự động viên từ những người xung quanh sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cảm thấy thoải mái hơn.
Stress và mụn là hai yếu tố gắn bó mật thiết, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu biết cách quản lý stress một cách hiệu quả. Hãy nhớ rằng, việc trị mụn không chỉ là sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da mà còn cần có một tâm hồn thư thái và lối sống lành mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Minh Quân, chuyên gia da liễu tại TP.HCM đã nói: “Một làn da khỏe mạnh bắt đầu từ một cơ thể và tinh thần cân bằng.” Hãy dành thời gian cho bản thân qua các hoạt động yêu thích, chăm sóc sức khỏe và duy trì những thói quen tốt. Bằng cách đó, bạn không chỉ giảm mụn mà còn ngăn ngừa mụn tái phát, giúp làn da luôn mịn màng và tràn đầy sức sống.